

Có khoảng 90% nam giới mắc quai bị may mắn không bị viêm sưng cả hai bên tinh hoàn. Thế nhưng, biến chứng teo tinh hoàn gây vô sinh vẫn có thể xảy ra và khiến người bệnh lo lắng, dẫn tới nhiều hiểu làm tai hại.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, làm sưng 1 hoặc 2 bên mang tai hay cả tuyến nước bọt. Quai bị có thể gây ra biến chứng viêm tinh hoàn nên nhiều người thường nghĩ rằng cứ hễ mắc quai bị là vô sinh. Thế nhưng, sự thật có đúng là bệnh quai bị gây vô sinh không? Bài viết sẽ cho bạn câu trả lời.
Đây là quan niệm chưa chính xác về chuyện quai bị gây vô sinh. Sự thật là:
-Nếu bị quai bị trước tuổi dậy thì rất may mắn là người bệnh sẽ không bị vô sinh cho dù tinh hoàn có viêm sưng đi chăng nữa.
-Nếu mắc quai bị và viêm tinh hoàn xảy ra ở 1 bên thì dù có teo thì bệnh nhân vẫn còn khả năng có còn nhờ một bên tinh hoàn còn lại.
-Trường hợp mắc quai bị và cả 2 bên tinh hoàn đều viêm sưng to (thường chiếm không quá 10%) và bệnh nhân đang trong độ tuổi dậy thì hay người đã trưởng thành thì cũng chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ là teo cả hai bên tinh hoàn. Ai “rủi” lắm mới bị vô sinh.
Tuy nhiên, muốn biết bạn chắc chắn có vô sinh hay không thì bạn phải đến gặp các chuyên gia về Nam khoa, đi làm xét nghiệm tinh dịch đồ để có kết quả chính xác nhất, khỏi “đứng ngồi không yên”.
Dù trong độ tuổi thanh thiếu niên hay người trưởng thành nếu chưa chủng ngừa quai bị thì bạn nên đi chủng ngừa càng sớm càng tốt để đảm bảo chắc ăn.
Trường hợp phát hiện 2 bên tinh hoàn mình bắt đầu sưng nhưng đường con cái vẫn còn chưa đủ thì nên đi trữ tinh trùng để phòng bất trắc xảy ra.
Quan niệm này là chưa đúng bởi vì chưa có thuốc nào có thể ngăn virus quai bị chạy xuống tinh hoàn nên chuyện dùng thuốc để ngăn viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn là điều chưa thể.
Điều trị quai bị hiệu quả chỉ là điều trị triệu chứng bệnh như hạ sốt nếu bệnh nhân bị sốt, giảm đau, nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt, chườm lạnh hoặc nóng lên tuyến mang tai, chườm lạnh vùng bìu khi bìu sưng nóng đỏ.